Khi nhắc tới Dublin core, chắc chắn có nhiều bạn chưa từng nghe và hiểu biết cụ thể về nó. Websitequangngai sẽ giúp bạn hiểu Dublin core và ý nghĩa của nó trong seo qua bài viết này.
Nguyên nhân mà Dublin ít được biết tới ở Việt Nam là vì nó không phổ biến, một phần là vì nó chỉ ảnh hưởng một cách gián tiếp đên seo.
Trước khi tìm hiểu Dublin Core thì bạn nên tìm hiểu khái niệm về meta tag ở bài viết: Ý nghĩa của meta tag và ảnh hưởng của nó đến Seo và ghé thăm trang chủ của Dublin core nhé.
1. Dublin core là gì?
Dublin Core là chuẩn dùng để mô tả dữ liệu trong các thẻ Metadata nhằm khai thác các tài liệu trong thư viện và trên các Web thông qua Internet. Mỗi yếu tố Dublin Core được đặt tên (Element Name) và quy định nhãn (label) để sử dụng ghi vào trong thẻ meta. Mỗi yếu tố được định nghĩa cụ thể để mô tả đối tượng và có chú thích rõ ràng.
2. Ứng dụng của Dublin core trong seo:
Cách thức Dublin core được sử dụng cũng giống với Rich Snippet. Và những website nước ngoài thường họ cho Dublin core đi kèm trong gói SEO luôn, chung với rich snippet.
3. Lợi ích mà Dublin core mang lại:
Các công cụ tìm kiếm như Moz hay SEMrush rất coi trọng tới Dublin core, nó xem như đây là một website có khai báo hẳn hoi, minh bạch và uy tín, đây là cách để tăng độ Trust, PA, DA,..
Hiện nay Google và Bing rất quan tâm đến Dublin core. Và đây cũng là một tiêu chí để ưu tiên đánh giá thứ hạng bài viết, bài viết có mô tả metadata Dublin core sẽ được đánh giá cao về nội dung so với website không có thẻ metadata. Thế nên cho dù người ta có copy bài viết đó thì cũng không thể được xếp hạng cao hơn bài viết gốc của bạn.
Khi thêm vào nó không ảnh hưởng gì tới website, chỉ là ta khai báo một vài thông số cho Bots biết mà thôi. Nghĩa là các thẻ meta cũ vẫn sử dụng bình thường.
4. 15 thuộc tính của metadata Dublin Core:
Bạn có thể xem chi tiết tại đây
– Nhan đề (Title): tên bài viết, website
– Tác giả (Creator): Tác giả cá nhân, tập thể
– Đề mục (Subject): Chủ đề, chuyên mục của bài viết
– Mô tả (Description): Mô tả tóm tắt nội dung tài liệu, phụ chú nội dung được định dạng
– Xuất bản (Publisher): Nhà xuất bản, phát hành, in ấn…
– Tác giả phụ (Contributor): Thông tin về người có trách nhiệm liên quan
– Ngày tháng (Date): Ngày in, ngày sản xuất, phát hành
– Loại hình (Type): Thể loại/hình thức
– Định dạng (Format): Vị trí và kiểu truy cập, mô tả vật lý
– Định danh tư liệu (Identifier): Các số/mã nhận dạng chuẩn khác
– Nguồn gốc (Source): Nguồn dữ liệu/Phụ chú
– Ngôn ngữ (Language): Phụ chú ngôn ngữ
– Mối liên hệ – tính liên quan (Relation): Quan hệ không đặc thù/ Phụ chú…
– Nơi chứa (Coverage): Phụ chú diện bao quát về địa lý
– Bản quyền (Rights): Phụ chú điều kiện sử dụng và tái bản
Hãy xem ví dụ sau đây:
[php]<meta name="DC.Format" content="video/mpeg; 10 minutes">
<code><meta name="DC.Language" content="en" ></code>
<code><meta name="DC.Publisher" content="publisher-name" ></code>
<code><meta name="DC.Title" content="HYP" ></code>[/php]
Hiện có nhiều dịch vụ online tạo các thẻ metadata cho Dublin core, nhưng riêng với WordPress đã có plugin tự động tạo Dublin core rồi, trong bài viết sau mình sẽ giới thiệu nó cho các bạn.
Vì Dublin core là yếu tố không bắt buộc nên bạn có thể cân nhắc thêm nhưng về chuyên sâu nó có ảnh hưởng dán tiếp đến seo. Lựa chọn là ở các bạn đó…riêng Websitequangngai thì có sử dụng Dublin core. Và chỉ mới bắt đầu nên mình chưa có thể biết được kết quả đến đâu, bạn nào có kinh nghiệm hơn thì để lại comment bên dưới nhé.