Khởi nghiệp theo tiếng Anh là startup hoặc start-up: Là một cá nhân hay một tổ chức của con người đang trong quá trình bắt đầu kinh doanh, hay còn gọi là giai đoạn đầu lập nghiệp.

“Cần phân biệt giữa khởi nghiệp và lập nghiệp (Entrepreneur). Theo ông Trương Gia Bình, Khởi nghiệp là phải đổi mới sáng tạo. Lập nghiệp cũng có thể trở thành doanh nghiệp lớn nhưng Startup phải là khoa học công nghệ, là điều thế giới chưa từng làm, còn bán cà phê, bán phở thì không thể gọi là khởi nghiệp.

Nhiều startups bắt đầu từ chính tiền túi của người sáng lập, hoặc đóng góp từ gia đình và bạn bè. Một số trường hợp thì gọi vốn từ cộng đồng (crowdfunding). Tuy nhiên, phần lớn các startup đều phải gọn vốn từ các Nhà đầu tư thiên thần (angel investors) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital). Công nghệ thường là đặc tính tiêu biểu của sản phẩm từ một startup. Dù vậy, ngay cả khi sản phẩm không dựa nhiều vào công nghệ, thì startup cũng cần áp dụng công nghệ để đạt được mục tiêu kinh doanh cũng như tham vọng tăng trưởng.” – Wikipedia tiếng Việt

khoi-nghiep-staup

Đặc điểm của khởi nghiệp

Tính đột phá: tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn, chẳng hạn như có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất (như thiết bị thông minh đo lường sức khoẻ cá nhân), một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới (như AirBnb), hoặc một loại công nghệ độc đáo, chưa hề thấy (như công nghệ in 3D).

Tăng trưởng: Một công ty khởi nghiệp (Startup) sẽ không đặt ra giới hạn cho sự tăng trưởng, và họ có tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể. Họ tạo ra sự ảnh hưởng cực lớn, có thể được xem là người khai phá thị trường (như điện thoại thông minh Apple là công ty đầu tiên khai phá và luôn dẫn đầu trong mảng đó về sau). – Wikipedia tiếng Việt

Những lưu ý khi khởi nghiệp

Theo Ông Trương Gia Bình thì việc khởi nghiệp tức là bạn đang xây dựng một mô hình kinh doanh có tính đổi mới, sáng tạo, tính đột phá và tăng trưởng, mô hình này chưa ai từng làm. Còn với lập nghiệp thì có thể hiểu là bạn đang xây dựng một mô hình kinh doanh học theo cách mà các mô hình khác đã thành công, hoặc dựa vào đó để áp dụng, thay đổi cho mô hình của bạn.

1. Kế hoạch kinh doanh chưa đủ tốt

Chẳng có gì tệ hơn việc bước vào một cuộc họp liên quan đến vấn đề tài chính mà chưa được chuẩn bị kỹ càng. Nếu bạn chưa đầu tư đầy đủ thời gian và công sức vào việc thảo ra một kế hoạch làm ăn với mọi yếu tố cần thiết, chẳng hạn như một bản miêu tả công việc đầy thuyết phục, những đề án tài chính và một bản phân tích thị trường đầy tính cạnh tranh, thì dù kế hoạch làm ăn của bạn có đầy triển vọng đến đâu đi nữa, nhà đầu tư sẽ chẳng dành cho những lời đề nghị của bạn sự ưu tiên nào.

Đăng ký tư vấn thiết kế và phát triển website qua số: Hotline: 0702 4400 74 hoặc Email: pvonlinevn@gmail.com

2. Chỉ tập trung vào nội dung trước mắt

Sẽ là không đủ nếu chỉ thuyết phục những nhà đầu tư tiềm năng rằng bạn đã sáng chế ra một thứ công cụ rất cần thiết cho đời sống hay một ý tưởng về một cửa hàng thời trang. Bạn cần trình bày rõ những chiến lược phát triển của mình để nhà đầu tư có thể nắm được tiềm năng dự án của bạn.

Đồng thời, hãy cho nhà đầu tư biết rằng bạn đang có trong tay một đội ngũ nhân viên bán hàng xuất sắc, những nhà tiếp thị lành nghề, một bộ phận kế toán với kinh nghiệm phù hợp… và thậm chí vài chuyên gia bên ngoài như luật sư hay nhà tư vấn thương mại có thể cung cấp những chỉ dẫn quan trọng trong kinh doanh.

3. Không yêu cầu đủ số tài chính

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy khá nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn thất bát vì họ bắt đầu với khoản vốn quá nhỏ. Thông thường, các doanh nhân trẻ không nhận ra rằng họ cần tính toán khoản tiền vay phải đủ để giúp doanh nghiệp vượt qua tình trạng làm ăn xấu nhất.

4. Nhiều nguồn đầu tư

Một trong những điều nguy hại từ việc nhận đầu tư từ quá nhiều nguồn tài chính là bạn phải quán xuyến vô số mối quan hệ và tìm cách đáp ứng những sự mong đợi khác nhau. Điều này khiến các doanh nhân trẻ tốn nhiều thời gian, do vậy không tập trung được vào công việc làm ăn chính của mình. Thậm chí, đôi lúc chính những đối tác này lại cạnh tranh với nhau để giành thêm lợi nhuận, kết quả và đặt bạn vào tình thế khó xử.

5. Không có một bản cam kết hoàn chỉnh

Đây có thể được xem là một vấn đề quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn cả việc thực hiện hợp đồng tiền hôn nhân về tài sản cá nhân của những cặp vợ chồng giàu có. Mỗi một người cho vay hay nhà đầu tư cuối cùng cũng đều muốn có lãi từ số tiền mình bỏ ra. Một văn bản có tính chất pháp lý bao hàm tất cả mọi vấn đề có liên quan có thể sẽ giúp bạn tránh khỏi những điều phiền hà về sau.

6. Quản lý dòng tiền kém

Rất nhiều doanh nhân trẻ mới vào nghề nhanh chóng tiêu sạch tất cả những đồng tiền họ có và chẳng bao giờ đạt được kết quả làm ăn tốt đẹp. Sai lầm cơ bản là họ chi chi tiêu cho những yêu cầu không cần thiết hoặc ước đoán về doanh thu, lợi nhuận quá lạc quan. Những nhà tài trợ tài chính thường không nhẹ tay với cách quản xuyến kém cỏi ấy. Và một khi họ chấm dứt nguồn tiền, thì mọi nỗ lực kinh doanh sẽ tan theo mây khói.

Lời kết: Bạn phải biết “Khi bạn quyết định khởi nghiệp có nghĩa là bạn sẽ vừa làm chủ vừa làm nhân viên. Tức phải tự làm và tự quản lý tất cả các hoạt động của cửa hàng, công ty”

Nguồn: Sưu tầm

 

Chú ý: Websitequangngai.com - Cung cấp các giải pháp Marketing Online trọn gói dành cho khách hàng. Gửi thông tin đăng ký qua Email:Pvonlinevn@gmail.com Hoặc qua số Hotline: 036 456 3270